Armenia tìm con át chủ bài mới
Ngày 25.1, thiếu tướng Trần Minh Tiến, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành quyết định mới nhất về việc 3 công dân ở Bình Thuận tố cáo 9 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến 2 cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.Dự án Biển Quê Hương: Không cấu thành tội phạm Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm liên quan đến nội dung đơn của ông Nguyễn Mạnh H., ông Nguyễn Văn T. và ông Nguyễn Văn Q. (công dân trú tại TP.Phan Thiết và H.Đức Linh, Bình Thuận) tố giác ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và một số cá nhân thuộc các sở ngành liên quan, đã có hành vi "vi phạm các quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ" khi phê duyệt phương án tài chính, quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án du lịch Biển Quê Hương (xã Thuận Quý, H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận các tố giác trên của công dân là không có căn cứ; hành vi của ông Lê Tuấn Phong và ông Nguyễn Ngọc Hai trong việc giao đất, cho thuê đất tại dự án trên "không cấu thành tội phạm".Căn cứ vào Điều 157,158 của bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nguồn tin tố giác tội phạm của 3 công dân nêu trên liên quan việc giao đất xây dựng dự án Biển Quê Hương.Trước đó, theo đơn tố giác của công dân Bình Thuận, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành xác minh, điều tra 9 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Cho đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và kết thúc điều tra 2 vụ án tại dự án : Khu dân cư thương mại Tân Việt Phát 2 và Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (đều ở TP.Phan Thiết). Tại 2 vụ án trên, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố, bắt giam nhiều bị can; trong đó có 2 cựu chủ tịch, 2 cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và các cán bộ cấp dưới. Cả 2 vụ án trên đã được đưa ra xét xử và đã có bản án.Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng thu thập hồ sơ, tài liệu làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan để tiến hành xác minh đối với 4 dự án khác; trong đó có 3 dự án do Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư (dự án rừng dầu Hồng Liêm thuộc xã Hồng Liêm, H.Hàm Thuận Bắc; dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm, du lịch xanh dã ngoại còn gọi là dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án Khu du lịch Xuân Quỳnh, P.Mũi Né). Đến nay Cơ quan CSĐT kết luận chưa phát hiện có dấu hiệu tội phạm.‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 33: Bà Giang mất trắng tiền đầu tư?
Trong thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, có đóng góp rất lớn của Hoàng Đức. Sự xuất sắc của tiền vệ nhạc trưởng này giúp lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik luôn ổn định. Dù vậy, Hoàng Đức không thể tham dự SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, do anh đã quá độ tuổi 22. Đội U.22 Việt Nam vì thế cần tìm kiếm một cầu thủ khác, sắm vai nhạc trưởng thay Hoàng Đức tại đại hội thể thao Đông Nam Á. Tín hiệu tích cực ở chỗ, trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, có vài gương mặt đủ triển vọng để sắm vai nhạc trưởng, như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường. Điểm chung của 3 cầu thủ này là họ đều có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia, riêng Khuất Văn Khang là thành viên của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Chi tiết đó có thể là yếu tố đảm bảo về mặt bản lĩnh của các cầu thủ nói trên, đảm bảo rằng họ có được sự chững chạc ở sân chơi SEA Games, một khi họ đã có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia.Một điểm chung nữa giữa các cầu thủ này, đó là họ đều có kỹ thuật từ khá đến tốt. Yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất cần thiết với 1 cầu thủ giữ vai trò nhạc trưởng. Hoàng Đức tại AFF Cup 2024 là một ví dụ điển hình, lối chơi thiên về kỹ thuật của Hoàng Đức khiến đối thủ rất khó lấy bóng trong chân anh, từ đó giúp đội tuyển Việt Nam kiểm soát được bóng, giữ được nhịp thi đấu, duy trì được tính ổn định về mặt đội hình. Khuất Văn Khang từng là nhạc trưởng của đội tuyển U.20 Việt Nam, tại giải U.20 châu Á 2023. Thời gian gần đây Khuất Văn Khang thường được HLV Kim Sang-sik kéo sang thi đấu bên cánh trái. Dù vậy, khi cần, ông Kim Sang-sik hoàn toàn có thể điều cầu thủ này đá ở trục giữa, điều tiết lối chơi cho toàn đội.Với Nguyễn Thái Sơn, anh quen thi đấu với vị trí lùi thấp ở tuyến giữa. Đấy là lợi thế đáng kể của cầu thủ này, nếu anh sắm vai nhạc trưởng của đội tuyển Việt Nam. Khi chơi thấp ở hàng tiền vệ, Thái Sơn có điều kiện quan sát đối thủ và quan sát các đồng đội xung quanh mình, từ đó anh sẽ đưa ra những quyết định, những pha xử lý phù hợp với diễn biến trận đấu.Nhân vật khác là Nguyễn Văn Trường. Lâu nay, Nguyễn Văn Trường quen chơi với vị trí tiền vệ tấn công, thậm chí tiền đạo lùi. Để sắm vai nhạc trưởng, Nguyễn Văn Trường cần thi đấu thấp hơn trong sơ đồ chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, như cách Hoàng Đức từng "hy sinh" vai trò tiền vệ tấn công, để đá lùi hẳn xuống vị trí khá thấp ở hàng tiền vệ tại AFF Cup, trước khi Hoàng Đức hoàn thành vai trò nhạc trưởng.Tin rằng ở thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ có những tính toán thích hợp cho những nhân sự mà ông có trong tay. Nguyễn Văn Trường có một đặc điểm khá giống với Hoàng Đức, đó là Nguyễn Văn Trường sở hữu thể hình rất lý tưởng (cao 1,82 m). Anh là cầu thủ có thể hình tốt nhất trong số các tiền vệ tấn công thuộc lứa U.22 Việt Nam hiện nay, tức là Nguyễn Văn Trường có lợi hơn nhiều cầu thủ khác ở khả năng va chạm và khả năng che chắn bóng, giống Hoàng Đức. Biết đâu, khi được điều chỉnh xuống chơi ở vị trí mới, Văn Trường sẽ phát huy hiệu quả cao.Thời gian vẫn còn cho đội U.22 Việt Nam, để toàn đội thực hiện các thử nghiệm, trước khi hoàn tất những điều chỉnh về mặt nhân sự và lối chơi, tìm ra nhân vật phù hợp nhất với vai trò nhạc trưởng, rồi chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33.
Hấp dẫn gánh gỏi cá Nam Ô hơn 30 năm ở Đà Nẵng
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...
Theo thông tin ban đầu, ngày 10.2, anh A Lễ (22 tuổi, ở thôn Plei Chor, xã Hòa Bình, TP.Kon Tum) lái ghe đi làm qua đoạn sông Đăk Bla, thuộc xã Vinh Quang. Trong lúc di chuyển, không may nạn nhân bị lật ghe, rớt xuống sông dẫn đến đuối nước tử vong.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, người dân địa phương đã trình báo cơ quan chức năng. Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Kon Tum nhanh chóng huy động lực lượng để tìm kiếm nạn nhân.Theo UBND xã Vinh Quang, vị trí ghe bị lật nằm ở đoạn nước xoáy nên công tác cứu hộ, cứu nạn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Đến khoảng 12 giờ ngày 13.2, lực lượng chức năng đã phát hiện, trục vớt được thi thể nạn nhân. Hiện chính quyền đã bàn giao thi thể nam thanh niên đuối nước cho gia đình đưa về mai táng. Sông Đăk Bla dài 139 km, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) và kết thúc khi nhập vào dòng Sê San. Sông chảy theo hướng đông - tây, ngược lại so với phần lớn những con sông khác của nước ta. Bởi vậy, người dân địa phường thường gọi đây là dòng sông chảy ngược.
'Sốc' cảnh đoàn người giẫm đạp lên thạch nhũ trong hang mới phát hiện ở Quảng Bình
Công ty đã đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn, mang lại giá trị lâu dài cho môi trường và xã hội.Một trong những biểu tượng tiêu biểu cho chiến lược phát triển bền vững của NESTLÉ tại Việt Nam là nhà máy sản xuất hiện đại NESTLÉ Trị An, minh chứng rõ nét việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Tại đây, NESTLÉ đã áp dụng các giải pháp tiên tiến như biến bã cà phê thành nhiên liệu sinh khối, gạch không nung và phân vi sinh, giảm phát thải CO₂, và tuần hoàn nước trong sản xuất. Các sáng kiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững. Đặc biệt, từ năm 2015, 100% nhà máy của NESTLÉ Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp. Hiện các loại rác thải trong quá trình sản xuất được đưa về kho tái chế và phân loại.Bên cạnh đó, chương trình NESCAFÉ Plan của NESTLÉ tiếp tục mở rộng chiến lược bền vững, trong sản xuất và nông nghiệp, giúp người trồng cà phê cải thiện kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, giảm hóa chất, và tăng năng suất cây trồng. Đến nay, dự án NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40 - 60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải carbon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được.Những sáng kiến này giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông dân, hỗ trợ người dân chuyển dịch nông nghiệp tái sinh, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng cà phê và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững hơn trên thị trường toàn cầu.NESTLÉ còn áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong thiết kế và sản xuất, đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.NESTLÉ Việt Nam cũng đã phối hợp các đối tác để tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi cung ứng của mình. Các hoạt động này tập trung vào đào tạo, kiểm đếm và đo lường phát thải khí nhà kính, giúp DN từng bước cắt giảm lượng khí thải và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế."Với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, NESTLÉ đặt các mục tiêu và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, và còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng DN cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam", ông Binu Jacob, Tổng giám đốc NESTLÉ Việt Nam cho biết.Các nỗ lực này thể hiện trách nhiệm của NESTLÉ đối với chương trình hành động cụ thể nhằm hướng đến tương lai xanh của quốc gia; mở rộng ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội xanh, sạch và bền vững hơn.